8. Chấm dứt hợp đồng lao động vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ có thể được thực hiện dưới hình thức thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động,... Việc thay đổi này có thể dẫn đến việc cơ cấu lại lao động cũng như cắt giảm lao động. Vì vậy, khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ, người sử dụng lao động có quyền cho người lao động thôi việc, tức là có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có thể chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế. Tuy nhiên, không có nghĩa doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến khó khăn về tài chính là có quyền chấm dứt hợp đồng đối với người lao động. Những lý do khó khăn về kinh tế thường được chấp nhận để chấm dứt hợp đồng phải là sự khó khăn kinh tế ở diện rộng của nền kinh tế như khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế hoặc trường hợp nhà nước cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện các cam kết quốc tế.

Chấm dứt hợp đồng lao động vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
9.1 Trả trợ cấp thôi việc
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi tổng thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
9.2 Trả trợ cấp mất việc làm
Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương những ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
9.3 Các thủ tục bảo hiểm xã hội
Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc cho người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Trong khi quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mang lại cho người sử dụng lao động một công cụ quản lý linh hoạt, việc sử dụng quyền này cần được điều chỉnh một cách cẩn thận và công bằng để đảm bảo sự cân nhắc giữa lợi ích của cả hai bên. Quan trọng hơn, việc áp dụng quyền này cần phải tuân thủ các quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức, để bảo vệ quyền lợi và sự công bằng cho tất cả các bên liên quan trong mối quan hệ lao động.
Cần nhận đầy đủ nội dung các công văn trên, hoặc trao đổi thêm bất kỳ nội dung nào khác, quý vị có thể liên hệ tới chúng tôi (miễn phí):
15 Hoàng Hoa Thám, Phường 06, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh