1. Các trường hợp bắt buộc đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước
Căn cứ Điều 11 Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
- Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
- Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm.
- Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp nếu trên thì phải đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước. Hồ sơ và trình tự đăng ký khoản vay được thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
Các trường hợp bắt buộc đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước
2. Mức phạt khi không đăng ký khoản vay nước ngoài
Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối, cụ thể:
“Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với: thủ tục chấp nhận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư; việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; đăng ký chương trình cổ phiếu thưởng phát hành ở nước ngoài; đăng ký hạn mức tự doanh; đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời; đăng ký hạn mức nhận ủy thác; đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác; thủ tục hành chính đối với trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài khác;
Theo đó, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, tức là không đăng ký khoản vay nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt và hình thức phạt tiền thì mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, từ những quy định trên có thể thấy đối với cá nhân phạt không đăng ký khoản vay nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là hành vi không đăng ký khoản vay nước ngoài bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Vậy mức phạt đối với tổ chức có thể từ 40 triệu đến 60 triệu đồng theo quy định trên. Vì vậy, tránh để vi phạm và bị phạt tiền, các các nhân, tổ chức cần thực hiện đúng quy định về việc đăng ký khoản vay nước ngoài.
Mức phạt khi không đăng ký khoản vay nước ngoài
Việc vay vốn từ nước ngoài mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với những quy định pháp lý chặt chẽ. Không đăng ký khoản vay nước ngoài có thể dẫn đến các hình phạt từ cơ quan chức năng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Do đó, việc nắm rõ các quy định và tuân thủ theo đúng pháp luật là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có.
Cần nhận đầy đủ nội dung các công văn trên, hoặc trao đổi thêm bất kỳ nội dung nào khác, quý vị có thể liên hệ tới chúng tôi (miễn phí):
15 Hoàng Hoa Thám, Phường 06, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh